V-League Là Giải Gì? Những Thông Tin Vô Cùng Thú Vị Về Giải Đấu Hấp Dẫn Này
V-League là giải đấu gì? Giải đấu này thi đấu theo thể thức ra sao. V-League có phải là giải đấu cao nhất trong hệ thống bóng đá Việt Nam không. Các bạn có thật sự hiểu hết về V-League và chắc hẳn còn nhiều băn khoăn. Đừng lo, hãy để K188 giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên thông qua bài viết dưới đây nhé.
Tóm tắt nội dung:
V-League là giải đấu gì?
V- League là giải đấu bóng đá cao nhất trong hệ thống bóng đá chuyên nghiệp của Việt Nam. Giải đấu này hiện đang được quản lý và điều hành bởi VPF – Công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp của Việt Nam.
Giải đấu này ra đời vào những năm 80 của thế kỷ 20. Ban đầu, giải đấu có tên gọi là giải bóng đá A1 toàn quốc. Theo lịch sử của giải đấu, đội bóng Tổng cục Đường sắt (một đội bán chuyên) là nhà vô địch đầu tiên của giải đấu này. Tới giai đoạn 1990, giải đổi tên thành giải các đội mạnh của toàn quốc. 6 năm sau, giải có tên gọi mới là giải hạng Nhất Quốc gia.
Mãi cho tới mùa giải 2000/01, giải đấu này chính thức có tên gọi mới là V-League và được chuyên nghiệp hóa từ đây. Tới năm 2012, LĐBĐ Việt Nam chuyển giao quyền điều hành cho VFP và mở ra chương mới cho bóng đá Việt Nam.
Giải đấu hiện nay quy tụ 13 đội tham gia thi đấu. Đội vô địch giải không chỉ sở hữu phần thưởng trị giá 3 tỷ đồng mà còn là 1 suất tham dự AFC Champions League. Đội cuối bảng sẽ xuống giải đấu có thứ hạng cao thứ 2 là giải hạng Nhất Quốc gia.
V-League được hình thành và phát triển ra sao?
Giải đấu này có 3 giai đoạn chính trong quá trình phát triển của mình.
Giai đoạn 1 từ năm 1980 tới năm 1996.
Thời điểm này, bảng đấu của các đội được chia dựa theo vị trí địa lý là khu vực Bắc – Trung – Nam. Các đội bóng tham dự sẽ thi đấu vòng tròn tính điểm dựa theo phạm vi địa lý. Lúc này, đội bóng sở hữu vị trí số 1 tại bảng đấu của mình sẽ giành vé tham dự vòng chung kết để tranh chức ngôi vị vô địch. Còn lại, những đội bóng ít điểm nhất sẽ thi đấu trận play – off để tìm đội phải xuống hạng và đội trụ hạng.
Tới năm 1996, V-League hội tụ 12 đội bóng tham gia với thể thức vòng tròn nhưng chia làm 2 lượt. Lượt đầu tiên, các đội bóng thi đấu với nhau để tìm ra 6 đội xếp trên và 6 đội xếp dưới. Ở lượt thứ 2, 6 đội bóng xếp trên sẽ tiếp tục thi đấu vòng tròn để tìm ra đội vô địch và 6 đội xếp dưới cũng sẽ thi đấu tương tự để tìm đội xuống hạng.
Giai đoạn 2 từ năm 1997 tới năm 2013
V-League tới năm 1997 đã có sự thay đổi thể thức thi đấu để phù hợp hơn. Lúc này các đội bóng sau khi kết thúc thi đấu 2 lượt trận, đội nào có được số điểm cao nhất sẽ giành ngôi vô địch. Tiếp theo, 2 hoặc 1 đội bóng cuối bảng sẽ phải xuống hạng và thi đấu ở hạng đấu cao thứ 2 của Việt Nam.
Xuyên suốt quá trình phát triển từ năm 1980 tới 2013, giải đấu này đã có nhiều lần thay đổi về thể thức và biến động lớn về số đội thi đấu. Theo thống kê, đầu những năm 1980, số đội bóng tham gia giải là 27 và 1989 đã lên tới 32 đội.
Tuy vậy, khi giải đấu chính thức lên chuyên nghiệp vào năm 2000, số đội bóng đáp ứng được yêu cầu chỉ còn lại 1/3 và giảm xuống chỉ còn 10 đội. 3 năm sau, sau quá trình làm quen và thích nghi, số đội bóng đáp ứng được yêu cầu chuyên nghiệp đã tăng lên con số 12 và 13 đội.
Giai đoạn 3 từ năm 2014 cho tới hiện nay
Trong suốt hơn 3 thập kỷ hình thành và phát triển, V-League luôn chứng tỏ được sự hấp dẫn và thu hút của mình tới đông đảo khán giả và các đội bóng tham gia thi đấu.
Cùng mong muốn chuyên nghiệp hóa và ngày một hoàn thiện hơn, giải đấu này luôn cố gắng duy trì chất lượng chuyên môn và số lượng đội bóng ổn định. Mùa giải hiện nay có tổng 13 đội tham dự và sẽ thi đấu tổng cộng 26 trận để tìm ra nhà vô địch và đội bóng phải xuống chơi ở giải hạng Nhất Quốc gia vào mùa giải sang năm.
V-League sẽ khởi tranh vào thời điểm nào trong năm?
Giải đấu bóng đá có thứ hạng cao nhất này của Việt Nam sẽ bắt đầu diễn ra từ tháng 02 hoặc đầu tháng 03 và kết thúc vào tháng 10 hoặc tháng 11 cùng năm. Các đội bóng như đã đề cập sẽ thi đấu vòng tròn tính điểm và thi đấu 2 lượt đi và về. Tuy theo số lượng các đội tham dự sẽ có tương xứng tổng các trận đấu trong một mùa.
Đội bóng xuất sắc nhất của giải không chỉ có phần thưởng lớn từ BTC mà còn có cơ hội được cọ sát và tranh tài tại giải đấu AFC Champions League. Đây rõ ràng là điều mà mọi CLB muốn bởi họ vừa có thể nâng cao chuyên môn vừa có thể nhận phần thưởng lớn từ liên đoàn bóng đá Châu Á – AFC khi tham dự giải.
V-League và sự thành công của các CLB tại giải đấu
Trong suốt quá trình phát triển, V-League đã chứng kiến nhiều CLB lên ngôi. Tuy vậy, cái tên để lại nhiều ấn tượng nhất đối với người hâm mộ chính là CLB Thể Công. Tiền thân của CLB Viettel là đội bóng giàu truyền thống nhất với 5 lần lên ngôi tại giải đấu.
Các đội bóng xếp sau lần lượt là Bình Dương, Hà Nội FC, Đà Nẵng, Sông Lam Nghệ An, Đồng Tâm Long An và Hoàng Anh Gia Lai. CLB Becamex Bình Dương với 4 lần giành chức vô địch, Hà Nội FC có 3 lần lên ngôi tại giải. Tiếp theo đó, Đà nẵng, Sông Lam Nghệ An cùng Đồng Tâm Long An và Hoàng Anh Gia Lai là 3 đội bóng cùng có 2 lần nâng cao cúp vô địch.
Lời kết
V-League chắc chắn là giải đấu hấp dẫn nhất của Việt Nam. Trên đây là toàn bộ những thông tin hữu ích mà K188 đã giải đáp những thắc mắc về giải đấu này. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích đối với bạn đọc. Cảm ơn và hãy tiếp tục theo dõi bài viết của K188 nhé.