Sự phát triển của bóng đá hiện đại
Lịch sử phát triển môn bóng đá
Bóng đá, còn gọi là túc cầu, là môn thể thao đồng đội chơi giữa hai đội, mỗi đội có 11 cầu thủ. Trò chơi dùng quả bóng chơi trên sâncỏ hình chữ nhật với hai khung thành ở hai đầu sân.
Mục tiêu của trò chơi là ghi điểm bằng cách đưa bóng vào khung thành của đội đối địch. Ngoài thủ môn, các cầu thủ không được cố ý dùng tay hoặc cánh tay để chơi bóng. Đội chiến thắng là đội ghi được nhiều điểm hơn khi kết thúc trận đấu.
Bóng đá được chơi ở đẳng cấp chuyên nghiệp trên thế giới. Hàng triệu người đến sân vận động để xem các trận bóng có đội mà họ yêu thích, và hàng triệu người không thể đến sân vận động thì phải xem qua tivi. Ngoài ra, còn rất nhiều người chơi môn thể thao này ở đẳng cấp nghiệp dư.
Theo một cuộc khảo sát của FIFA, một tổ chức quản lý bóng đá, công bố năm 2001, có hơn 240 triệu người thường chơi bóng đá ở hơn 200 quốc gia trên thế giới. Luật chơi đơn giản và dụng cụ thi đấu ít tốn kém dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của trò chơi này. Ở nhiều nước, bóng đá có vai trò quan trọng trong cuộc sống của người hâm mộ, trong cộng đồng địa phương hay cả quốc gia; do đó có thể nói đây là môn thể thao phổ biến nhất thế giới.
Bóng đá do người Trung Quốc phát minh ra vào thế kỷ thứ 2 trước công nguyên và gọi môn thể thao này là “cuju”, vốn là một bài tập luyện của quân đội nhà Hán thời đó. Các binh sĩ tranh giành nhau trái bóng bằng da, tìm cách sút vào cầu môn làm bằng vải lụa có khoét lỗ. Mãi đến năm 2004,
FIFA mới chính thức công nhận Trung Quốc là “cái nôi” của bóng đá.
Nước Anh trong suốt thời gian dài vốn được mệnh danh là “quê hương của bóng đá”, trên thực tế đã đóng vai trò mấu chốt trong việc tôn vinh và phát triển môn thể thao này.
Để phục vụ cho các trận cầu, người Trung Quốc cổ đã biết chế quả bóng đá bằng da. Trái bóng được làm đầy bằng lông hoặc tóc.
Bóng hơi lần đầu lại xuất hiện tại Hy Lạp, được thổi căng với lớp bọc bằng da lợn hoặc da hươu.
Năm 1844, nhà khoa học người MỹC harles Goodyear mới phát minh ra cách lưu hoá cao su Ấn Độ. Nhờ đó, trái bóng mới bắt đầu được tạo ra với hai lớp vỏ bọc.
Năm 1886, nước Anh phát minh ra van và bơm hơi.
Năm 1970 quả bóng đen trắng ngày nay với lớp vỏ sáu góc là một phát minh của Đức.
Mỹ đóng góp hai cải tiến lớn với trái bóng vỏ bọc nhiều lớp và chức năng tự làm căng, bằng cách gắn trực tiếp một cái bơm tự động.
Năm 2003, trái bóng với biệt danh “trái bóng thông minh” có khả năng phát sóng định vị được đăng ký bản quyền phát minh ở Đức.
Năm 1860, chiếc còi đồng được phát minh vào cuối những vốn được sản xuất để phục vụ cho cảnh sát Anh và ngay năm 1878 được sử dụng lần đầu tiên trong trận đấu của đội bóng Nottingham Forest. Còi đồng sau đó nhanh chóng được cải tiến với âm thanh cao và rung hơn.
Thẻ vàng, thẻ đỏ được sử dụng lần đầu tiên tại Giải vô địch bóng đá thế giới 1970 sau vụ náo động tại trận đấu giữa Argentina và Anh tại Giải vô địch bóng đá thế giới 1966.
Không có một tài liệu lịch sử nào cho thấy cầu môn đã được phát minh như thế nào và bản quyền thuộc về ai. Cầu môn được sử dụng để giúp trọng tài xác nhận những bàn thắng. Một bàn thắng chỉ được ghi khi trái bóng đã đi qua vạch vôi và nằm ở giữa khoảng không gian được tạo bởi hai cột dọc và xà ngang. Điều thú vị là luật bóng đá thế giới hiện nay không ép buộc cầu môn phải có lưới. Tuy vậy hình ảnh trái bóng làm tung lưới đã trở thành một điều đương nhiên đối với người hâm mộ thế giới.
Năm 1988, Tây Ban Nha phát minh ra cầu môn có gắn camera.
Năm 2003, vòm cầu môn nhấp nháy khi bàn thắng được ghi đã xuất hiện tại Đức.
Giữa thế kỷ 19, bóng đá trở thành môn thể thao chính thức tại các trường học ở Anh. Để tạo sự khác biệt với bóng đá nghiệp dư, các học sinh Anh mang những chiếc giày với đế gắn đinh. Những cố gắng phát triển nguyên liệu mới đã giúp giày thi đấu trở nên nhẹ nhàng và thoải mái cho cầu thủ.
Bên cạnh đó là sự cải tiến trong xử lý cấu trúc bề mặt giúp chống trơn trượt khi giày tiếp xúc với trái bóng trong điều kiện thời tiết hay mặt sân ẩm ướt. Tại đây xuất hiện một ý tưởng độc đáo từ Đức khi sử dụng nguyên liệu thiên nhiên là da cá sụn.
FIFA được chia thành 6 liên đoàn khu vực gồm:
Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC)
Liên đoàn bóng đá châu Âu (UEFA)
Liên đoàn bóng đá châu Phi (CAF)
Liên đoàn bóng đá châu Đại Dương (OFC)
Liên đoàn bóng đá Nam Mỹ (CONMEBOL)
Liên đoàn bóng đá Bắc, Trung Mỹ và Caribe (CONCACAF)