Một đội bóng đá gồm bao nhiêu người

Một đội bóng đá gồm bao nhiêu người?

Bóng đá là môn thể thao rất được yêu thích hiện nay. Trong các thế vận hội thể thao, bóng đá là một trong những bộ môn thi đấu không thể thiếu. Bên cạnh đó, trên thế giới cũng có rất nhiều giải đấu bóng đá lớn được tổ chức. Trong mỗi trận đấu, các cầu thủ của một đội bóng sẽ cố gắng để thực hiện tốt vai trò và nhiệm vụ của mình để có thể đưa bóng vào khung thành của đối phương. Vậy trong 1 đội bóng đá có bao nhiêu người và vị trí cũng như vai trò của mỗi người là gì?
 

1 đội bóng đá gồm bao nhiêu người?

Một trận bóng sẽ có bao nhiêu cầu thủ thi đấu chính thức?

Một trận thi đấu bóng đá sẽ diễn ra khi có sự tham gia của 2 đội. Mỗi một đội bóng sẽ có số lượng cầu thủ thi đấu chính thức và số lượng cầu thủ dự bị. Các cầu thủ dự bị sẽ ở ngoài sân và thay thế cho 1 trong những cầu thủ trong sân vì lý do nào đó mà không thể tiếp tục thi đấu. Theo luật mới nhất của FIFA, trong 90 phút của trận đấu, một đội sẽ có 03 quyền thay người và 01 quyền nữa nếu có hiệp phụ.

1 đội bóng đá gồm bao nhiêu người?
 

Một đội bóng sẽ có tất cả 11 thành viên tham gia thi đấu chính thức và lần lượt chơi ở các vị trí: thủ môn, tiền vệ, trung vệ, hậu vệ, tiền đạo. Trong một số trận đấu, có không ít các cầu thủ nhận 2 lần thẻ vàng hoặc 1 lần thẻ đỏ sẽ phải ra sân và không được quyền thay thế người khác vào. Như vậy 11 là số cầu thủ tối đa của một trận đấu và số thành viên tối thiểu là 07 người. Nếu trong quá trình thi đấu một đội bóng bị thổi phạt và số lượng cầu thủ trong sân còn ít hơn 07 người sẽ bị xử thua

Vị trí và vai trò của mỗi cầu thủ trong các đội bóng là gì?

Trong trận thi đấu bóng đá, các cầu thủ của một đội sẽ lần lượt chơi ở những vị trí khác nhau như tiền đạo, tiền vệ, hậu vệ và thủ môn. Mỗi vị trí lại được phân ra những nhóm nhỏ hơn với vai trò cụ thể như sau:

1. Vị trí thủ môn

Thủ môn được xem là vị trí phòng thủ thuần túy và quan trọng nhất. Nhiệm vụ của thủ môn là trấn giữ khung thành, không để cho các cầu thủ của đối phương đưa bóng vào lưới của đội mình. Thủ môn cũng là cầu thủ duy nhất trên sân được sử dụng tay để xử lý bóng mặc dù họ chỉ được làm điều này trong khu vực 16m50 (vòng cấm địa) của đội mình

1 đội bóng đá gồm bao nhiêu người?

Trong trận thi đấu, thủ môn là vị trí bắt buộc phải luôn có mặt từ đầu đến cuối. Nếu thủ môn vì lý do nào đó phải rời sân, các cầu thủ khác sẽ phải giữ trách nhiệm bảo vệ khung thành cho đội bóng của mình. Thủ môn cũng phải mặc áo khác màu với cầu thủ của hai đội, trọng tài cũng như thủ môn của đội đối phương. Đặc biệt khi nhận bóng từ đồng đội, thủ môn không được dùng tay bắt

2. Vị trí hậu vệ

Người chơi ở vị trí hậu vệ sẽ có nhiệm vụ bảo vệ khung thành ở phía ngoài và ngăn cho các cầu thủ đội bạn đối mặt với thủ môn. Trên sân thi đấu, cầu thủ đảm nhiệm vị trí hậu vệ và lần lượt được gọi tên như sau:

► Trung vệ: Là cầu thủ chơi ở vị trí trung tâm, án ngữ ngay trước khung thành và có nhiệm vụ ngăn chặn các cầu thủ của đối phương ghi bàn cũng như đưa bóng ra khỏi vùng cấm.

► Hậu vệ quét: Còn được gọi là Libero, là cầu thủ chơi ở vị trí sâu nhất của hàng phòng thủ và có nhiệm vụ sửa lỗi cho các hậu vệ và “quét” bóng lên. Hiện nay, vị trí này không còn được sử dụng phổ biến mà chỉ xuất hiện ở những đội hình chuyên biệt.
 

1 đội bóng đá gồm bao nhiêu người?

► Hậu vệ cánh: Bao gồm hậu vệ cánh trái và hậu vệ cánh phải, đảm nhiệm vị trí bảo vệ khung thành khỏi pha tấn công có phạm vi rộng và chơi vị trí ở hai bên trung vệ.

► Hậu vệ cánh tấn công: Là những người chơi ở nhiều vị trí có thể xông lên để tham gia tấn công sau đó nhanh chóng lui về để phòng thủ. Nhiệm vị của hậu vệ cánh tấn công là thực hiện các pha đưa bóng vào lưới đối phương một cách chớp nhoáng. Cũng như vị trí hậu vệ quét, ngày nay hậu vệ cánh tấn công chỉ được gặp trong một số đội hình chuyên biệt

3. Vị trí tiền vệ

Tiền vệ là những cầu thủ chơi ở vị trí trung tâm của sân thi đấu. Họ là cầu nối giữa hậu vệ và các cầu thủ tấn công. Nhiệm vụ chính của tiền vệ là duy trì, lấy bóng từ hậu vệ và chuyền cho các cầu thủ tấn công đồng thời thực hiện cản phá các pha tấn công của đối thủ. Các tiền vệ thường là những cầu thủ xuất sắc, lão luyện với khả năng thi đấu ở cả vị trí phòng thủ lẫn tấn công. Họ cũng là những người khởi xướng các pha tấn công của cả đội. Các cầu thủ tiền vệ thường được chia thành những vị trí như sau:

► Tiền vệ trung tâm: Là cầu thủ chơi ở những vị trí bận rộn nhất trên sân bóng và có nhiệm vụ tạo ra các đợt tấn công đồng thời phòng thủ trước những pha đi bóng của đội bạn.

► Tiền vệ phòng ngự: Tiền vệ phòng ngự cũng có thể coi như một dạng của tiền vệ trung tâm với nhiệm vụ phòng ngự được ưu tiên nhiều hơn.
 

1 đội bóng đá gồm bao nhiêu người?

► Tiền vệ tấn công: Tiền vệ tấn công là cầu nối giữa tiền vệ trung tâm và các cầu thủ tấn công.

► Tiền vệ cánh: Được chia thành tiền vệ cánh trái và tiền vệ cánh phải. Những tiền vệ cánh phải có tốc độ tốt, có khả năng uy hiếp đối phương với những cú dốc bóng cực nhanh xuống khu vực cấm địa từ hai bên sườn. Bên cạnh đó, họ cũng có thể lui về để củng cố hàng phòng ngự

4. Vị trí tiền đạo

Tiền đạo là những cầu thủ chơi ở cần cầu môn nhất và do đó thường nhận nhiệm vụ chính là tấn công ghi bàn cũng như tạo cơ hội ghi bàn cho các cầu thủ khác. Có vị trí thuận lợi và ít khi tham gia phòng thủ nên tiền đạo thường ghi nhiều bàn thắng hơn các cầu thủ khác. Các cầu thủ tiền đạo thường được chia thành những vị trí:

► Tiền đạo trung tâm hay còn được gọi là trung phong và tiền đạo cắm. Những cầu thủ tiền đạo trung tâm có nhiệm vụ sử dụng kỹ thuật cũng như thể lực của mình để đưa bóng vào khung thành của đối thủ bằng chân hoặc bằng đầu.
 

1 đội bóng đá gồm bao nhiêu người?

► Tiền đạo thứ hai còn được gọi là đạo hộ công, tiền đạo hỗ trợ. Tiền đạo thứ hai thường là người nhanh nhẹn, khéo léo, có tính cơ động cao để có thể tận dụng không gian trong hàng phòng ngự của đối phương và tạo cơ hội cho tiền đạo trung tâm hoặc tự mình ghi bàn.

► Tiền đạo cánh được chia thành tiền đạo cánh trái và tiền đạo cánh phải. Họ thường có nhiệm vụ như tiền vệ cánh nhưng thiên về tấn công nhiều hơn và ít khi tham gia vào việc phòng thủ.

Với những thông tin trên, chắc hẳn bạn đã biết 1 đội bóng gồm bao nhiêu người đồng thời cũng nắm được các vị trí cũng như vai trò của mỗi cầu thủ trên sân thi đấu. Dù được chia thành những vị trí khác nhau nhưng trong quá trình thi đấu, các cầu thủ có thể thay đổi vị trí theo chiến lược riêng và phối hợp ăn ý với nhau để giành được chiến thắng.

Bài viết liên quan