Đá phạt gián tiếp trong thi đấu bóng đá 11 người

Luật thi đấu bóng đá 11 người được IFAB quản lý và được FIFA sử dụng để áp dụng chung cho các trận đấu của các liên đoàn thành viên trong đó quy định về đá phạt gián tiếp và đá phạt trực tiếp khi thi đấu bóng đá 11 người. Luật cũng được ban tổ chức bóng đá từ chuyên nghiệp đến phong trào sử dụng để làm quy chuẩn.
      1. 1. Quả phạt khi cầu thủ đối phương phạm lỗi.
      2. 2. Quả phạt trực tiếp
        1. Bóng vào cầu môn
      3. 3. Quả phạt gián tiếp
        1. 3.1. Ký hiệu
        2. 3.2. Bóng vào cầu môn
      4. 4. Trình tự thực hiện
      5. 5. Vị trí đá phạt
        1. 5.1. Quả phạt trong khu phạt đền
          1. a. Quả phạt trực tiếp hoặc gián tiếp dành cho đội phòng ngự được hưởng:
          2. b. Quả phạt gián tiếp đội tấn công được hưởng:
        2. 5.2. Quả phạt ngoài khu phạt đền
      6. 6. Những vi phạm và xử phạt
        1. Nếu, khi thực hiện một quả phạt, một cầu thủ đối phương đứng gần bóng hơn khoảng cách qui đinh:
        2. 6.1. Cầu thủ thực hiện quả phạt không phải thủ môn
          1. a. Nếu, sau khi bóng vào cuộc, cầu thủ đá phạt chạm bóng lần hai (không phải bằng tay) trước khi bóng chạm cầu thủ khác:
        3. 6.2. Thủ môn thực hiện đá phạt
          1. a. Nếu, sau khi bóng vào cuộc, thủ môn chạm bóng lần hai (không phải bằng tay), trước khi bóng chạm cầu thủ khác:
          2. b. Nếu, sau khi bóng vào cuộc, thủ môn cố tình dùng tay chơi bóng trước khi bóng chạm cầu thủ khác:

QUY ĐỊNH VỀ NHỮNG QUẢ PHẠT TRỰC TIẾP VÀ GIÁN TIẾP. 

1. Quả phạt khi cầu thủ đối phương phạm lỗi.

  • Quả phạt gồm quả phạt trực tiếp và quả phạt gián tiếp.

2. Quả phạt trực tiếp

Bóng vào cầu môn

    • Nếu một quả phạt trực tiếp, bóng trực tiếp đi vào cầu môn đối phương, bàn thắng được công nhận.
  • Nếu một quả phạt trực tiếp, bóng trực tiếp đi vào cầu môn đội đá phạt, đội đối phương sẽ được hưởng quả phạt góc.

3. Quả phạt gián tiếp

3.1. Ký hiệu

  • Trọng tài ra hiệu quả phạt gián tiếp bằng cách giơ tay cao qua đầu. Trọng tài sẽ giữ nguyên tư thế này cho tới khi quả phạt được thực hiện và bóng đã chạm một cầu thủ khác hoặc ra ngoài phạm vi sân thi đấu.

3.2. Bóng vào cầu môn

    • Bàn thắng chỉ được công nhận nếu trước khi bóng vào cầu môn đã chạm một cầu thủ khác:
    • Nếu một quả phạt gián tiếp, bóng trực tiếp vào cầu môn đối phương, đội đối phương được hưởng quả đá phát bóng.
  • Nếu một quả phạt gián tiếp, bóng trực tiếp vào cầu môn đội đá phạt, đội đối phương được hưởng quả phạt góc.

4. Trình tự thực hiện

Đối với các quả phạt trực tiếp và gián tiếp, bóng phải được đặt ở thế tĩnh khi thực hiện đá phạt và cầu thủ đá phạt không được phép chạm bóng lần thứ hai nếu bóng chưa chạm cầu thủ khác.

5. Vị trí đá phạt

5.1. Quả phạt trong khu phạt đền

a. Quả phạt trực tiếp hoặc gián tiếp dành cho đội phòng ngự được hưởng:

    • Tất cả cầu thủ đối phương phải cách bóng tối thiểu 9,15m.
    • Tất cả cầu thủ đối phương phải đứng ngoài khu phạt đền cho tới khi bóng vào cuộc.
    • Bóng được coi là vào cuộc khi được đá trực tiếp ra ngoài khu phạt đền.
  • Một quả phạt trong phạm vi khu cầu môn có thể được thực hiện tại bất cứ điểm nào trong khu cầu môn đó.

b. Quả phạt gián tiếp đội tấn công được hưởng:

    • Tất cả các cầu thủ đối phương phải cách bóng tối thiểu 9,15m cho tới khi bóng vào cuộc, trừ khi họ đứng trên đường cầu môn đội mình giữa hai cột dọc.
    • Bóng được coi là trong cuộc khi bóng đã được đá và di chuyển.
  • Một quả phạt gián tiếp trong khu cầu môn phải được thực hiện trên đường giới hạn khu cầu môn song song với đường biên ngang, tại điểm gần với vị trí phạm lỗi nhất.

5.2. Quả phạt ngoài khu phạt đền

    • Tất cả cầu thủ đối phương phải cách bóng tối thiểu 9,15m cho tới khi bóng vào cuộc.
    • Bóng được coi là trong cuộc khi bóng đã được đá và di chuyển.
  • Quả phạt được thực hiện tại vị trí lỗi xảy ra hoặc tại vị trí có bóng khi lỗi xảy ra (tùy thuộc vào lỗi vi phạm).

Hướng dẫn cá độ bóng đá qua mạng chi tiết – đủ loại kèo hiện nay

6. Những vi phạm và xử phạt

Nếu, khi thực hiện một quả phạt, một cầu thủ đối phương đứng gần bóng hơn khoảng cách qui đinh:

    • Quả phạt được thực hiện lại.
    • Nếu, khi đội phòng ngự thực hiện quả phạt trong khu phạt đền của đội mình, bóng không trực tiếp được đá ra khỏi khu phạt đền:
  • Quả phạt được thực hiện lại.

6.1. Cầu thủ thực hiện quả phạt không phải thủ môn

a. Nếu, sau khi bóng vào cuộc, cầu thủ đá phạt chạm bóng lần hai (không phải bằng tay) trước khi bóng chạm cầu thủ khác:

    • Đội đối phương được hưởng quả phạt gián tiếp, thực hiện tại vị trí xảy ra lỗi (xem Luật XIII – Vị trí đá phạt) b. Nếu, sau khi bóng vào cuộc, cầu thủ đá phạt cố tình dùng tay chơi bóng trước khi bóng chạm cầu thủ khác:
    • Đội đối phương được hưởng quả phạt trực tiếp, thực hiện tại vị trí xảy ra lỗi (xem Luật XIII – Vị trí đá phạt)
  • Đội đối phương được hưởng quả phạt đền nếu lỗi xảy ra trong phạm vi khu phạt đền của cầu thủ đá phạt.

6.2. Thủ môn thực hiện đá phạt

a. Nếu, sau khi bóng vào cuộc, thủ môn chạm bóng lần hai (không phải bằng tay), trước khi bóng chạm cầu thủ khác:

  • Đội đối phương được hưởng quả phạt gián tiếp, thực hiện tại vị trí xảy ra lỗi.

b. Nếu, sau khi bóng vào cuộc, thủ môn cố tình dùng tay chơi bóng trước khi bóng chạm cầu thủ khác:

    • Nếu lỗi xảy ra ngoài khu phạt đền của thủ môn, đội đối phương được hưởng quả phạt trực tiếp, thực hiện tại vị trí xảy ra lỗi
  • Nếu lỗi xảy ra trong phạm vi khu phạt đền của thủ môn, đội đối phương được hưởng quả phạt gián tiếp, thực hiện tại vị trí xảy ra lỗi

Bài viết liên quan