Nhiều người vẫn đặt ra câu hỏi rằng, cầu thủ châu Á liệu có thể thành công tại Ngoại Hạng Anh? Câu trả lời là có và dòng chảy châu Á chưa bao giờ dừng lại ở giải đấu cao nhất nước Anh.
Làn sóng châu Á tại Ngoại Hạng Anh
Theo thống kê của Wikipedia, cầu thủ châu Á đầu tiên góp mặt tại Ngoại Hạng Anh là Karim Bagheri. Tiền vệ phòng ngự người Iran khi đó đã thi đấu nổi bật trong màu áo của Arminia Bielefeld và nhận được sự quan tâm của nhiều đội bóng của giải Ngoại hạng Anh. Cuối cùng, Charlton Athletic là đội giành chiến thắng khi bỏ ra 400.000 bảng chiêu mộ anh.
Tuy nhiên, Bagheri không ra sân nhiều do bận thi đấu cho ĐT Iran và phải chăm sóc cha trước khi ông qua đời. Anh chỉ có đúng 15 phút góp mặt ở Ngoại Hạng Anh trong trận đấu với Ipswich Town ở mùa 2000/01. Sau đó anh chuyển đến Al-Sadd ở Qatar.
Cầu thủ châu Á đầu tiên thực sự ghi dấu ấn tại Ngoại Hạng Anh là Sun Jihai, trung vệ “thép” một thời của Man City. Sun Jihai cùng với người đồng đội Fan Ziyi ký hợp đồng với Crystal Palace vào tháng 8/1998 theo dạng cho mượn. Palace khi đó vẫn đang thi đấu tại giải hạng Nhất và 2 người này trở thành những cầu thủ bóng đá Trung Quốc đầu tiên chơi bóng ở nước Anh.
Vào tháng 2/2002, Sun Jihai đã ký hợp đồng với Man City với giá 2 triệu bảng. Anh trở thành cầu thủ Trung Quốc đầu tiên chơi bóng ở giải Ngoại hạng Anh. Sun Jihai có màn ra mắt khá ấn tượng trước chiến thắng 4-2 Coventry tại giải Hạng nhất Anh.
Khả năng phòng ngự chắc chắn đã giúp Sun Jihai được bầu chọn là cầu thủ hay nhất của Man City vào tháng 9/2002. Tới tháng 10/2002, anh trở thành cầu thủ Trung Quốc và Đông Á đầu tiên ghi bàn ở Ngoại Hạng Anh với bàn thắng mở tỷ số trong chiến thắng 2-0 trước Birmingham City.
Trải qua 6 năm khoác áo Man City (2002-2008), Sun Jihai đã thi đấu tổng cộng 130 trận và ghi được 3 bàn thắng. Danh hiệu duy nhất mà cầu thủ người Trung Quốc có được cùng với đội bóng nửa xanh thành Manchester là chức vô địch hạng Nhất Anh 2001/02.
Sau thành công của Sun Jihai, làn sóng các cầu thủ châu Á chinh chiến tại Ngoại Hạng Anh đã dần tăng lên. Các cầu thủ Trung Quốc lần lượt được chiêu mộ như Li Tie, Li Weifeng, Zheng Zhi, Dong Fangzhou…
Sau đó, các cầu thủ từ các quốc gia khác ở châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc hay Iran cũng dần xuất hiện. Nhật Bản có những cái tên nổi danh như Junichi Inamoto, Hidetoshi Nakata, Shinji Kagawa, Ryo Miyaichi, Shinji Okazaki, Maya Yoshida, Takumi Minamino hay gần đây là những Takehiro Tomiyasu, Kaoru Mitoma và Wataru Endo.
Các cầu thủ Hàn Quốc cũng góp mặt đông đảo như Ji Dong-won, Ki Sung-yueng, Kim Bo-kyung, Kim Do-heon, Lee Chùng-yong, Lee Dong-gook, Lee Young-pyo, Park Chu-young, Seol Ki-Heol, Hwang Hee-chan và đặc biệt là bộ đôi Son Heung-min cùng Park Ji-sung.
Ngoài ra còn có những cầu thủ từ các quốc gia khác như Ashkan Dejagah, Saman Ghoddos, Andranik Teymourian, Alireza Jahanbakhsh (Iran); Jordi Amat (Indonesia), Ali Al-Habsi (Oman), Zesh Rehman (Pakistan) hay Neil Etheridge (Philippines).
Cá cược bóng đá online hấp dẫn mùa giải 2023/2024
Những cột mốc mới đang dần mở ra
Kể từ những cột mốc đầu tiên như người đầu tiên ra sân hay người đầu tiên ghi bàn, các cầu thủ châu Á đang dần xác lập nên những cột mốc mới đáng tự hào. Tính đến thời điểm hiện tại, đã có 3 cầu thủ châu Á từng vô địch giải đấu hàng đầu nước Anh.
Đầu tiên là Park Ji-sung. Anh là người châu Á đầu tiên vô địch Ngoại Hạng Anh khi đăng quang cùng Man United ở mùa 2006/07. Tổng cộng, ngôi sao người Hàn Quốc có 4 lần vô địch, trong đó có 3 lần liên tiếp, từ 2007 đến 2009. Người tiếp theo cũng là một cầu thủ của Man United, đó là Shinji Kagawa ở mùa 2012/13. Cuối cùng là Shinji Okazaki, tiền đạo từng cùng Leicester giành chức vô địch như trong chuyện cổ tích ở mùa 2015/16.
Theo thống kê, đã có 8 cầu thủ người châu Á chạm mốc 100 lần ra sân tại Ngoại Hạng Anh. Đứng đầu là Son Heung-min với 270 lần ra sân. Anh cũng là cầu thủ châu Á ghi nhiều bàn nhất tại giải đấu số 1 nước Anh với 103 bàn. Những con số này sẽ còn tăng lên nữa khi Son vẫn đang là trụ cột của Tottenham.
Son cũng là cầu thủ châu Á đầu tiên và duy nhất cho đến hiện tại cán mốc 100 bàn. Những người xếp sau anh đều chỉ có những con số cực kỳ khiêm tốn như Park Ji-sung (19 bàn), Ki Sung-yueng (15 bàn), Shinji Okazaki (14 bàn), Hwang Hee-chan (9 bàn) hay Lee Chung-yong và Kaoru Mitoma (cùng 8 bàn). Trong số này, Mitoma là người được kỳ vọng nhất có thể chạm mốc 100 bàn như Son.
Ngoài ra, Son Heung-min cũng là cầu thủ châu Á đầu tiên giành được danh hiệu Vua phá lưới Ngoại Hạng Anh. Anh cũng là cầu thủ châu Á đầu tiên được đeo băng đội trưởng một CLB tại Ngoại Hạng Anh. Ở mùa giải 2023/24, sau khi Harry Kane ra đi, Son được giao trọng trách đeo băng thủ quân tại Tottenham.
Có thể thấy, các cột mốc lịch sử đang dần được thiết lập nhiều hơn bởi các cầu thủ châu Á và xu hướng này sẽ còn tăng lên đáng kể trong tương lai trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện tại. Cầu thủ châu Á vẫn luôn bị đánh giá là nhỏ bé nên gặp khá nhiều bất lợi về thể hình và thể chất so với cầu thủ châu Âu. Nhưng thành công thì lại không hoàn toàn phụ thuộc vào vấn đề thể chất.
Okazaki rất nhỏ con nhưng lại là mắt xích chủ lực trong chức vô địch của Leicester nhờ sự lì lợm và dẻo dai. Kagawa bằng lối chơi đầu óc và khéo léo cũng từng ghi dấu ấn ở Man United. Yoshida từng là trung vệ rắn mặt ở Ngoại Hạng Anh mà không cần cậy sức. Trong khi đó, Mitoma đang gây sốt tại Ngoại Hạng Anh nhờ tốc độ kinh hoàng và sự khéo léo khó ai bì.
Tuy vậy, cầu thủ châu Á muốn thành công thực sự tại Ngoại Hạng Anh thì yêu cầu thể chất và trình độ vẫn phải đặt lên hàng đầu. Park Ji-sung có thể thành công được là nhờ vào nền tảng thể lực được đánh giá còn tốt hơn cả cầu thủ Anh. Thậm chí, anh còn được mệnh danh là “người 3 phổi”.
Son Heung-min đang là cầu thủ châu Á có nhiều kỷ lục nhất. Và một phần nguyên nhân cũng bởi anh là một sản phẩm chính hiệu của bóng đá châu Âu. Cầu thủ này được đào tạo bài bản từ nhỏ tại Đức nên gần mới có được thể hình, thể lực, tốc độ, sức bền và tư duy chiến thuật không khác gì cầu thủ châu Âu.
Khi mà Ngoại Hạng Anh ngày càng khốc liệt và đòi hỏi cao về cường độ, thể lực, cầu thủ châu Á sẽ gặp nhiều khó khăn hơn so với thời kỳ trước. Ví dụ điển hình chính là Tomiyasu. Dù nổi tiếng về sức mạnh và thể chất nhưng anh cũng đang gặp chấn thương liên miên vì không chịu nổi cường độ thi đấu ở Ngoại Hạng Anh.
Tổng quan lại, cầu thủ châu Á hoàn toàn có khả năng thành công tại môi trường Ngoại Hạng Anh. Nhưng điều kiện là họ phải có được sự khéo léo và tốc độ vượt trội cũng như cần rèn luyện thể hình và thể lực một cách nghiêm ngặt để chịu được cường độ cao tại giải đấu hàng đầu nước Anh.
Hy vọng rằng trong tương lai, sẽ có nhiều hơn những Park Ji-sung, Son Heung-min hay Kaoru Mitoma làm rạng danh bóng đá châu Á tại Ngoại Hạng Anh – giải đấu khắc nghiệt nhất hành tinh.