Trong bóng đá, để đảm bảo tính công bằng cũng như là hạn chế các cầu thủ chơi bóng không đẹp, thì có nhiều hình thức phạt đã được đặt ra – Những Cách Sút Penalty Hiệu Quả Nhất.
Các hình thức phạt này được chia thành nhiều mức độ. Có thể kể đến một vài hình thức phạt như: nhắc nhở, rút thẻ (thẻ đỏ và thẻ vàng), đá phạt, kỷ luật, cấm thi đấu,…
Đối với hình thức phạt bằng cách sút phạt, thì trong đó phạt penalty là hình thức đá phạt nặng nhất mà một đội bóng phải chịu.
Đồng thời penalty còn diễn ra khi hai đội bóng kết thúc thời gian đi đấu chính thức và hiệp phụ với kết quả hòa. Để kết thúc trận đấu và bắt buộc phải phân thắng bại, thì hai đội sẽ bước vào loạt đá penalty.
Sơ lược về Penalty
Penalty được xem là một hình thức sút phạt, đối với cách sút phạt này, tỉ lệ mang lại bàn thắng là rất cao.
Quả phạt Penalty được thực hiện trên chấm tròn bên trong vòng cấm, khoảng cách từ chấm tròn đó đến vạch vôi của khung thành là 11m.
Quả phạt Penalty diễn ra với sự tham dự của hai người, một bên là cầu thủ thực hiện cú sút. Bên còn lại là thủ môn làm nhiệm vụ cản phá cú sút.
Toàn bộ cầu thủ còn lại của hai đội phải đứng bên ngoài đường tròn bán nguyệt của khu vòng cấm và vòng cấm địa, cho đến khi quả bóng được sút đi.
Thủ môn cản phá bắt buộc phải đứng trên vạch vôi của cầu môn. Thủ môn có quyền làm động tác giả, nhưng chân phải đặt trên vạch vôi cho đến khi quả bóng được sút đi.
Bàn thắng Penalty hợp lệ khi bóng đi qua vạch vôi kẻ ngang của cầu môn. Và không có bất kỳ cầu thủ nào mắc phải các lồi kể trên, bao gồm cầu thủ sút phạt, thủ môn cản phá và những cầu thủ còn lại của hai đội.
Nếu trường hợp có một trong bất cứ cầu thủ nào mắc lỗi thì quả Penalty sẽ được thực hiện lại. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, nếu cầu thủ mắc lỗi nằm ở đội bị phạt Penalty, thì quả Penalty sẽ được công nhận theo nguyên tắc lợi thế.
Cách sút Penalty
Sút vào chính giữa khung thành (Top center)
Đây là cách sút Penalty đơn giản nhưng được xem là mang lại hiệu quả cao, đặc biệt là đối với việc thi đấu ở sân 11 người.
Động tác sút penalty này chủ yếu đánh vào tâm lý cản phá của thủ môn. Bởi vì thủ môn luôn nghĩ những cú sút Penalty sẽ đi vào góc, do đó có xu hướng đón trước các góc. Nên khi chúng ta sút bóng vào giữa, sẽ gây ra yếu tố bất ngờ cho thủ môn.
Đây là yếu tố khiến những cú sút đi vào giữa khung thành dễ đánh lừa thủ môn cũng như là mang lại hiệu quả cao.
Để thực hiện cú sút này, trước hết chúng ta cần lấy đà cách bóng 4 đến 5 bước chạy. Vị trí đứng chạy đà lệch với bóng một góc chéo về phía chân không thuận. Không đứng đối diện với bóng, vì điều này khiến thủ môn đối phương dễ nhận ra ý đồ của bạn.
Sau đó thực hiện động tác chạy đà, tốc độ chạy vừa không quá nhanh. Khi đến gần bóng, tiến hành đặt chân trụ song song với bóng, mũi chân hướng về giữa khung thành.
Tiếp theo, tiến hành vung chân lăng, chân lăng không cần vung quá mạnh, chỉ cần tạo đủ lực để quả bóng bay thẳng vào giữa khung thành.
Ở động tác chạm bóng, chúng ta có hai lựa chọn. Thứ nhất là tiếp xúc bóng bằng má trong bàn chân. Đối với động tác này sẽ giúp bóng đi chính xác và tạo thành đường cong.
Thứ hai là tiếp xúc bóng bằng mu bàn chân, đối với động tác này sẽ khiến bóng đi căng và mạnh. Quỹ đạo bóng tạo thành một đường song song với mặt sân.
Ngoài ra, đối với sân Futsal 5 người, thì còn có cả động tác sút bóng bằng mũi bàn chân hay còn gọi là chích mũi. Động tác này khiến bóng đi mạnh và ghim thẳng vào đích đến. Tuy nhiên nó chỉ hiệu quả khi sử dụng ở sân nhỏ và bóng nhỏ.
Sút vào hai góc dưới của khung thành (Bottom Left & Bottom Right)
Đây là kiểu sút penalty được rất nhiều các cầu thủ sử dụng. Cách sút này ưu tiên hiệu quả và thường được thực hiện khi người sút cần một cú sút chắc chắn và chất lượng.
Động tác này đánh vào điểm yếu của thủ môn đó là khoảng cách sải tay, hay còn gọi là tầm với của thủ môn.
Bởi vì khoảng cách của khung thành là rất rộng và vị trí đứng của thủ môn là ở giữa, do đó sải tay của thủ môn không thể nào đủ dài để cản phá những cú sút sát góc.
Bên cạnh đó, để có thể cản phá được những cú sút sát góc dưới khung thành, thủ môn sẽ phải mất thời gian đổ người hơn so với cản phá những cú sút có hướng cao hơn.
Để thực hiện cú sút này, trước hết chúng ta cần thực hiện bước chạy đà. Khoảng cách lấy đà cách bóng từ 4 đến 5 bước chạy.
Vị trí lấy đà lệch với óng một góc 45 độ về phía chân không thuận. Hai bàn chân đặt sát nhau, chuẩn bị chạy đà.
Khi tiến hành chạy đà, mắt nhìn bóng hai chân chạy đều và tốc độ tăng dần. Khi đến gần bóng, tiến hành đặt chân trụ cách bóng 20cm, mũi chân hướng về khung thành.
Sau đó tiến hành vung chân lăng, ở động tác này chân lăng vung về phía sau không cần quá mạnh. Sau đó tiến hành động tác chạm bóng.
Ở động tác chạm bóng chúng ta có hai sự lựa chọn, tương tự như động tác trên. Chúng ta chỉ cần chạm vào bóng ở phía ngược lại với phía khung thành mà chúng ta muốn bóng đi đến.
Đồng thời, nếu bạn muốn bóng đi căng và mạnh hơn thì khi chạm bóng bàn chân bạn hãy nghiêng nhẹ, để phần xương của mu bàn chân được tiếp xúc với bóng. Phần xương này rất cứng, do đó sẽ tạo lực để bóng đi mạnh hơn.
Lưu ý khi thực hiện động tác này, bạn phải có bước chạy đà tự tin, dứt khoát để cú sút được hiệu quả. Đồng thời nếu kỹ năng tốt, bạn hãy dùng ánh mắt để đánh lừa thủ môn bằng cách nhìn vào một góc và sút vào góc còn lại.
Cách sút này hiệu quả, nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ bị thủ môn đội bạn bắt bài và đoán được hướng.
Sút vào hai góc trên khung thành (Top Left & Top Right)
Đây là một cách sút được biến tấu từ cách sút vào hai góc dưới của khung thành. Cách sút này nhằm khắc phục nhược điểm của cách sút trước đó là bị thủ môn đoán được hướng.
Cách sút này không những yêu cầu độ chính xác mà còn yêu cầu về độ khéo kéo cũng như là trình độ kỹ thuật của người sút.
Động tác sút này sẽ đưa bóng đi vào hai góc hai bên của khung thành, đồng thời chiều cao của bóng khi đến khung thành là ngang với bụng của thủ môn, đồng thời lực bóng đi phải căng.
Để thực hiện động tác này, đầu tiên chúng ta thực hiện bước lấy đà. Khoảng cách lấy đà cách bóng 5 đến 6 bước chạy. Vị trí lấy đà lệch với bóng một góc 45 độ về phía chân không thuận.
Sau đó tiến hành chạy đà, tốc độ chạy nhanh dần hướng về bóng, mắt nhìn bóng. Khi đến gần bóng, tiến hành đặt chân trụ, mũi chân hướng về khung thành.
Sau đó tiến hành vung chân lăng, chân lăng vung về sau tương đối mạnh để tạo gia tốc lớn khi chạm vào bóng.
Ở giai đoạn chạm bóng, chúng ta cũng có hai lựa chọn. Nếu bạn muốn bóng đi vào góc bên phải khung thành theo hướng nhìn của bạn thì hãy chạm lòng bàn chân lệch về bên trái quả bóng, và ngược lại.
Tuy nhiên dù là bên nào, thì khi chạm bóng lòng bàn chân của bạn phải đặt lệch xuống dưới so với tâm của quả bóng. Điều này sẽ tạo độ bổng lên cho trái bóng, không lăn sệt dưới mặt đất.
Đối với cách sút này bạn nên dùng lòng trong của bàn chân, vì tiết diện của lòng bàn chân lớn giúp cú sút đi chính xác hơn.
Không nên sử dụng mu bàn chân, vì lực mu bàn chân mạnh kết hợp với việc sút vào bên dưới tâm bóng, khiến quả bóng dễ bị bay bổng vượt xà.
Đây là một cách sút penalty hiệu quả, lạnh lùng, nhưng xác suất rủi ro cũng khá cao. Nó có thể khiến quả bóng đi lệch khung thành nếu lực sút và hướng sút không đúng kỹ thuật.
Sút Penalty nhảy chân sáo
Đây là một kỹ thuật có thể xem là rất cao khi sút penalty. Kỹ thuật này thường rất ít được thấy và nó thường được sử dụng bởi các siêu sao bóng đá thế giới.
Điển hình là ngôi sao của Manchester United, Bruno fernandes. Kỹ thuật sút penalty này trở thành thương hiệu riêng của Bruno và được nhiều cầu thủ khác học theo.
Đối với kỹ thuật sút penalty nhảy chân sáo, trước hết bạn phải cần có một tâm lý vững vàng. Đồng thời kỹ năng của cá nhân đã ở mức thuần thục, thì mới có thể tự tin thực hiện thành công.
Để thực hiện động tác này, trước hết chúng ta tiến hành lấy đà. Đối với động tác này, chúng ta lấy đà lệch về phía chân không thuận một góc 75 độ so với bóng.
Sau đó chúng ta tiến hành chạy đà. Bước chạy không cần quá dài, tốc độ chạy không nhanh và đều nhau.
Kết thúc chạy đà, chúng ta tiến hành đặt chân trụ như sau. Ở bước chạy cuối cùng của chân sút bóng, khi vừa chạm đất đồng thời chúng ta dùng lực của đầu gối và cổ chân để bật lên, cùng lúc nhấc cả hai chân lên không.
Sau đó hạ chân trụ chạm đất trước để tiến hành đặt trụ. Chân sút bóng di chuyển theo một đường từ trên không xuống, dùng lực bung của khớp gối chạm thẳng vào bóng để sút mà không cần chạm đất trước.
Khi chạm bóng, nên dùng lòng trong của bàn chân chạm bóng để đảm bảo độ chính xác nhất có thể.
Đồng thời nếu muốn bóng đi về phía bên nào thì chỉ cần chạm vào hướng ngược lại ở trên bóng, tương tự như những động tác ở trên. Không chạm sát phía dưới tâm bóng, đề phòng bóng đi bổng vọt xà.
Sau khi sút, chân sút kết thúc chạm bóng và đặt chạm đất, kết thúc động tác sút. Đối với động tác này lực sút sẽ phụ thuộc vào lực bật nhảy và độ bung của đầu gối.
Lưu ý, động tác này quan trọng nhất ở khâu bật nhảy, vì nếu không quen bạn sẽ gặp tình trạng lố đà sau khi bật nhảy (nhảy vượt qua bóng hoặc nhảy chưa tới bóng). Do đó cần bật một lực vừa đủ để đảm bảo độ chính xác.
Hiệu quả của những cú sút như thế này là khá cao, gây đánh lừa thủ môn hiệu quả. Nhưng nếu kỹ thuật chưa tốt thì cũng dễ dẫn đến thất bại.
Do đó, chúng ta cần luyện tập động tác này chăm chỉ, nhất là cử động bật nhảy chân sao. Làm sao để cử động mượt mà và nhanh nhẹn nhất có thể.
Sút penalty kiểu panenka
Được sáng tạo ra bởi Antonin Panenka, cầu thủ người Tiệp Khắc – 1976, và kể từ đó đến nay pannenka là một trong những kỹ thuật sút penalty nghệ thuật nhất mà thế giới bóng đá từng sản sinh ra.
Bởi vì lực sút và tốc độ quả bóng bay đi của kiểu sút panenka là không hề mạnh, bóng chỉ bay là là cho đến khi chạm lưới.
Với kỹ thuật sút panenka, chiến thắng của cầu thủ so với thủ môn là chiến thắng về mặt tâm lý. Vì vậy đây là hướng dãn cơ bản cho bạn:
Để có thể đánh lừa được thủ môn, bạn nên chuẩn bị cho mình một bước chạy đà thật nhanh và lệch một góc 30 đên 45 độ so với bóng về phía chân không thuận.
Mục đích chạy đà thật nhanh đó là để đánh lừa thủ môn, thủ môn sẽ nghĩ rằng bạn chuẩn bị đem đến một cú sút sấm sét về 1 trong các góc của khung thành. Vì vậy thủ môn sẽ có chủ định nhảy thật nhanh về phía các góc khung thành.
Tuy nhiên khi cách bóng khoảng 1 bước chân thì bạn bất ngờ giảm tốc độ, bước tiếp theo sử dụng chân không thuận trụ song song với quả bóng (cách quả bóng 20 cm, mũi chân hướng về phía khung thành) rồi vung chân lăng, sử dụng lòng trong bàn chân để tiếp xúc với đáy của quả bóng (chặt bóng).
Hãy đảm bảo rằng lòng bàn chân cung cấp lực vừa đủ để quả bóng có thể bật lên cao rồi rơi là là vào lưới. Không được lực quá mạnh (bóng bay ra ngoài) hay không đủ lực (thủ môn có thể kịp quay lại để cản phá). Lúc đó bạn sẽ có được bàn thắng rất đẹp mắt và nghệ thuật.
Tuy nhiên bạn chỉ nên dùng kỹ thuật này ở sân bóng đá 11 người, hoặc sân 7 người cũng được, nhưng sẽ hơi khó khăn hơn so với sân 11 người. Và kỹ thuật này gần như vô dụng với sân bóng đá 5 người, bởi vì khung thành sân 5 người rất nhỏ.
Đây là kỹ thuật cần đến sự tự tin rất cao và cái đầu lạnh của người thực hiện, tiêu biểu như cú sút panenka của Zinedine Zidane vào lưới đội tuyển Ý chung kết thế giới 2006 (World Cup). Nhưng thật đáng tiếc anh đã không giữ được cái đầu lạnh trong suốt cả trận đấu.
Tâm lý trong sút Penalty
80% những cú sút penalty không thành công là do tâm lý của cầu thủ không được vững vàng.
Bởi vì những cú sút Penalty thường được mặc định là sẽ mang lại bàn thắng, do đó nó vô tình trở thành áp lực đè lên vai người thực hiện quả Penalty.
Do đó việc những siêu sao bóng đá của thế giới thực hiện penalty hỏng là điều không khó gặp.
Như vậy để thực hiện tốt một quả penalty thì người thực hiện cần có tâm lý vững vàng, ổn định.
Trước khi thực hiện penalty bạn cần hít thở sâu, đứng trước bóng nhìn thẳng vào khung thành và thả lỏng.
Thật tập trung vào cú sút, bỏ ngoài tai những diễn biến xung quanh mình như: tiếng hò reo cảu cổ động viên, động tác giả của thủ môn,…
Khi cảm thấy đủ bình tĩnh và tự tin, hãy chạy đà và sút bóng một cách dứt khoát vào hướng sút đã định trước.
Có một lưu ý cho những bạn sút penalty đó là, nếu bạn không đủ tự tin để thực hiện những cú đánh lừa thủ môn, thì hãy chọn một góc sút cố định và sút thật chính xác và mạnh vào góc đó.
Tâm lý sút penalty được rèn luyện qua những lần sút penalty trong trận đấu chính thức. Do đó không có nhiều cơ hội để bạn rèn luyện tâm lý của mình.
Do đó, để có thể sút penalty tốt, trước hết các bạn cần luyện tập thật tốt kỹ năng và kỹ thuật của mình. Khi kỹ thuật và kỹ năng tốt sẽ giúp bạn tự tin hơn rất nhiều trong những cú sút penalty.